Đoạn thơ nằm trong mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ – nỗi nhớ, khắc

3. Nhận xét bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng

  • Chất hiện thực: Thể hiện hiện thực đến trần trụi. Nhà thơ không né tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh, mà thẳng thắn đề cập đến khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật, sự xao lạc, tiều tụy của người lính. Ông không né tránh cảnh tượng hoang lạnh và sự chết chóc đang chờ đợi người lính: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ.”
  • Chất hiện thực tôn lên vẻ đẹp hình tượng.
  • Bút pháp lãng mạn:
    • Thể hiện ở nỗi nhớ và tình yêu, gắn bó, giọng điệu ngợi ca, tự hào tràn ngập trong mỗi dòng thơ về người lính.
    • Thể hiện trong việc tô đậm vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng, hào hoa trong tâm hồn người lính Hà Thành qua thủ pháp đối lập: vẻ ngoài dữ dội với tâm hồn bên trong dạt dào cảm xúc, bay bổng.
    • Thể hiện khuynh hướng tô đậm những cái phi thường, sử dụng thủ pháp đối lập: Hiện thực, thiếu thốn, bệnh tật, chết đói đối lập với sức mạnh dữ dội, lẫm liệt và lý tưởng anh hùng cao cả, sự hi sinh bi tráng.
    • Thể hiện bút pháp lý tưởng hóa hình tượng.

Kết bài

  • Vẻ đẹp hình tượng người lính hội tụ ở vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa nhưng lại rất mạnh mẽ, hào hùng; vẻ đẹp bi tráng gắn với lý tưởng và sự hi sinh cao cả.
  • Vẻ đẹp đó thể hiện đậm nét phong cách thơ Quang Dũng: hiện thực đến trần trụi nhưng lãng mạn đến bay bổng, một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa.

About The Author