Dàn ý bài văn thuyết minh chi tiết, ngắn gọn [#8 DÀN BÀI MẪU HAY]

Lập dàn ý bài văn thuyết minh giúp học sinh hoàn thành bài viết của mình dễ dàng và hiệu quả. Bài viết này sẽ chia sẻ thông tin về cách lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh và những điều cần lưu ý. Cùng theo dõi nhé!

Các bước lập dàn ý bài văn thuyết minh

Bước 1: Xác định đề bài

  • Xác định đề tài thuyết minh về đối tượng nào.
  • Cần phải hiểu rõ về đối tượng, có đầy đủ thông tin và chính xác về nó.

Bước 2: Lập dàn ý

Mở bài

  • Giới thiệu về đề tài thuyết minh.
  • Tạo sự chú ý và dẫn dắt người đọc vào nội dung thuyết minh.

Thân bài

  • Tìm và chọn ý: Xác định những ý liên quan đến chủ đề thuyết minh.
  • Sắp xếp ý: Trình bày những ý đã chọn theo trình tự phù hợp.
  • Làm sao để người đọc hiểu rõ nội dung.

Kết bài

  • Nhấn mạnh lại đề tài và tạo ấn tượng cho người đọc về đối tượng trong bài.

Lập dàn ý bài văn thuyết minh cho từng chủ đề cụ thể

Đề 1: Trình bày 1 quy trình sản xuất hay quá trình học tập

Mở bài

  • Giới thiệu về quy trình sản xuất hoặc các bước của quá trình học tập.

Thân bài

  • Mô tả quy trình sản xuất hoặc các bước của quá trình học tập.
  • Bắt đầu như thế nào?
  • Diễn biến các công đoạn ra sao?
  • Khắc phục khó khăn trong quá trình và kết quả thu được.

Kết bài

  • Nhận xét về quy trình sản xuất/học tập.
  • Rút ra bài học và ý nghĩa.

Dàn ý văn thuyết minh trường em

Đề 2: Thuyết minh về ngôi trường của mình

Mở bài

  • Giới thiệu về ngôi trường.

Thân bài

  • Lịch sử hình thành của trường.
  • Cảnh quan xung quanh, công trình xây dựng, phân khu lớp học.
  • Số lượng học sinh, giáo viên trong trường.
  • Truyền thống học tập và thành tích đạt được.

Kết bài

  • Cảm nhận về ngôi trường và suy nghĩ cá nhân.

Đề 3: Thuyết minh về một tấm gương học tập tốt

Mở bài

  • Giới thiệu về tấm gương học tập tốt.

Thân bài

  • Môi trường học tập, hoàn cảnh gia đình của người đó.
  • Thành tích đạt được.
  • Quá trình phấn đấu và phương pháp học tập.

Kết bài

  • Khẳng định về tấm gương học tập.
  • Rút ra bài học và suy nghĩ cho bản thân.

Đề 4: Thuyết minh về một tác giả văn học

Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả.
  • Vị trí của tác giả đối với nền văn học.

Thân bài

  • Cuộc đời tác giả.
  • Sự nghiệp văn học của tác giả.
  • Các tác phẩm chính và giá trị nghệ thuật.

Kết bài

  • Khẳng định vị trí văn học của tác giả.

Đề 5: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh

Mở bài

  • Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh.
  • Cảm nhận về danh lam thắng cảnh.

Thân bài

  • Vị trí địa lý, diện tích, cảnh vật xung quanh.
  • Lịch sử hình thành và phát triển.
  • Cảnh vật, kiến trúc của danh lam thắng cảnh.
  • Ý nghĩa văn hóa, lịch sử của danh lam thắng cảnh.

Kết bài

  • Khẳng định ý nghĩa và cảm nhận cá nhân.

Đề 6: Thuyết minh về một món ăn

Mở bài

  • Giới thiệu về món ăn.

Thân bài

  • Nguồn gốc món ăn.
  • Cách chế biến.
  • Phân loại món ăn.
  • Ý nghĩa của món ăn.

Kết bài

  • Tổng kết lại món ăn.
  • Cảm nhận cá nhân.

Văn thuyết minh món ăn

Đề 7: Thuyết minh về một con vật

Mở bài

  • Giới thiệu con vật.

Thân bài

  • Nguồn gốc của con vật.
  • Hình dáng, đặc điểm và tập tính.
  • Vai trò của con vật trong đời sống.

Kết bài

  • Khẳng định vai trò của con vật đối với cuộc sống và suy nghĩ cá nhân.

Đề 8: Thuyết minh về chiếc áo dài

Mở bài

  • Giới thiệu áo dài – Trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Thân bài

  • Nguồn gốc, lịch sử hình thành áo dài.
  • Chất liệu làm áo dài.
  • Kiểu dáng của áo dài.
  • Giá trị văn hóa và ý nghĩa của áo dài.

Kết bài

  • Khẳng định nét đẹp và ý nghĩa của áo dài.
  • Cảm nhận cá nhân.

Hy vọng rằng những dàn ý bài văn thuyết minh này sẽ giúp bạn hoàn thành bài viết một cách xuất sắc nhất.

XEM THÊM:

  • Thuyết minh về trường em
  • Thuyết minh về món ăn dân tộc Việt Nam
  • Dàn ý thuyết minh về chiếc bánh chưng truyền thống

About The Author