Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022 – 2023 cung cấp những kiến thức quan trọng và bài tập vận dụng đi kèm để giúp học sinh ôn tập một cách hiệu quả. Được biên soạn một cách logic và khoa học, đề cương này sẽ giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về những gì đã học, từ đó phân bổ thời gian ôn tập một cách hợp lí và đạt được kết quả cao trong kì thi học kỳ 2 sắp tới.
Contents
Phần I: Văn bản
- Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn
- Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn
- Nước Đại Việt ta (Trích “Bình Ngô đại cáo”) – Nguyễn Trãi
- Bàn luận về phép học – La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
1. Nhớ tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt
- Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn
- Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn
- Nước Đại Việt ta (Trích “Bình Ngô đại cáo”) – Nguyễn Trãi
- Bàn luận về phép học – La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản
2.1. Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn
- Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất.
- Phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hòa tình lí, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân.
2.2. Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn
- Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược (thế kỉ XIII).
- Thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng.
- Áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu xa.
2.3. Nước Đại Việt ta (trích “Bình Ngô đại cáo”) – Nguyễn Trãi
- Ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển đến trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử.
- Khẳng định kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng và hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc trong thời kì lịch sử dân tộc thật sự lớn mạnh.
2.4. Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp
- Quan niệm tiến bộ về mục đích và tác dụng của việc học tập: học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước; muốn học tốt phải có phương pháp.
- Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng: sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học, khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.
- Dựa vào kiến thức đã học, học sinh vận dụng viết đoạn văn về các vấn đề sau:
a. Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ.
b. Tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Thiếp khi đề ra những phương pháp học đúng đắn, hiệu quả qua văn bản Bàn luận về phép học.
c. Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi qua văn bản Nước Đại Việt ta.
Phần 2: Tiếng Việt
- Câu phủ định
- Khái niệm: Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)…
- Chức năng: Câu phủ định thường thực hiện một trong hai chức năng sau đây:
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).
- Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).
- Hành động nói
- Khái niệm: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
- Một số kiểu hành động nói thường gặp:
- Hành động hỏi
- Hành động trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,…)
- Hành động điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức, van xin, khuyên nhủ…)
- Hành động hứa hẹn
- Hành động bộc lộ cảm xúc
- Lựa chọn trật tự từ trong câu
- Nhận xét chung: Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại một hiệu quả diễn đạt riêng.
- Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ:
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói.
Phần 3: Tập làm văn
- Lý thuyết: Ôn tập văn nghị luận
- Các phép lập luận chứng minh và giải thích.
- Luận điểm và cách trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
- Các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn nghị luận.
- Thực hành:
Các kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, viết bài mà học sinh đã học, đặc biệt là kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
Đề 2: Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề nghiện game online (trò chơi điện tử) của giới trẻ hiện nay.
Đề 3: Bạn em chỉ thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc, mà tỏ ra thờ ơ không quan tâm đến thiên nhiên. Em hãy chứng minh cho bạn thấy: thiên nhiên là nơi cho ta sức khỏe, hiểu biết, niềm vui vô tận; và vì thế chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên.
Phần 4: Đề thi minh họa Văn 8
A. ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm)
- Tên của bài thơ trên là gì? Tác giả là ai?
- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên là gì?
- Câu thơ: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” được sử dụng biện pháp tu từ nào?
- Nêu nội dung chính của bài thơ trên.
B. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Đề thi minh họa Văn 8 được lưu giữ trong đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022 – 2023. Học sinh cần nắm vững kiến thức trọng tâm và sử dụng phương pháp học tốt để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.