Đề thi giữa kỳ 1 Văn 8 Kết nối tri thức là tài liệu quan trọng cho các em ôn luyện và tham khảo. Ngoài việc giúp các em chuẩn bị tốt cho kỳ thi, đề thi này cũng cung cấp thông tin hữu ích cho thầy cô thiết kế đề. Hãy cùng VnDoc khám phá nội dung đề thi Ngữ văn lớp 8 dưới đây nhé!

1. Đề thi giữa kỳ 1 Văn 8 KNTT

TRƯỜNG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM 2023 – 2024
MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian kiểm tra: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới

Q1: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát
B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú
D. Tự do

Q2: Bố cục của bài thơ “Qua Đèo Ngang” gồm mấy phần?

A. Gồm 2 phần: Đề, kết.
B. Gồm 4 phần: Khai, thừa, chuyển, hợp.
C. Gồm 4 phần: Đề, thực, luận, kết.
D. Không có bố cục cụ thể.

Q3: Những từ tượng hình có trong bài là:

A. Lom khom, lác đác.
B. Lom khom, lác đác, quốc quốc, gia gia.
C. Quốc quốc, gia gia.
D. Không có từ nào.

Q4: Hai câu thơ “Lom khom dưới núi, tiều vài chú / Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Điệp ngữ và đảo ngữ
B. Đối và điệp ngữ
C. Đối và đảo ngữ
D. Đảo ngữ và so sánh

Q5: Cách ngắt nhịp của bài thơ?

A. 3/4
B. 4/3
C. 2/2/3
D. 3/2/2

Q6: Nội dung chính bài thơ “Qua Đèo Ngang” thể hiện là gì?

A. Khung cảnh trên Đèo Ngang.
B. Lòng yêu nước, thương nhà của tác giả.
C. Sự heo hút, cô quạnh của cảnh tượng Đèo Ngang.
D. Khung cảnh thiên nhiên trên Đèo Ngang và nỗi lòng của tác giả.

Q7: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” khắc họa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?

A. Cảnh thiên nhiên về chiều tối ảm đạm, thê lương.
B. Cảnh thiên nhiên về chiều tối heo hút, hoang sơ.
C. Cảnh thiên nhiên buổi ban ngày hùng tráng, bi ai.
D. Cảnh thiên nhiên về chiều tối u buồn, tĩnh lặng.

Q8: Nhân vật trữ tình trong bài thơ có tâm trạng như thế nào?

A. Cô đơn, buồn vì nhớ nước, thương nhà.
B. Mệt mỏi vì phải chèo đèo.
C. Buồn sầu vì không gian heo hút, không thấy bóng người.
D. Cô đơn giữa thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn.

Q9: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ:

“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.”

Q10: Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Viết một bài văn kể về chuyến đi tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương em.

2. Đáp án đề thi Văn giữa học kỳ 1 lớp 8 KNTT

Phần Câu Nội**dung Điểm
I
ĐỌC HIỂU**
1 C 0.5
2 C 0.5
3 A 0.5
4 C 0.5
5 B 0.5
6 D 0.5
7 B 0.5
8 A 0.5
9 – Biện pháp tu từ đối: nhớ nước – thương nhà; biện pháp đảo ngữ.

  • Tác dụng: khắc hoạ sâu sắc nỗi lòng của một con người yêu nước: nhớ nước, thương nhà. Đồng thời thể hiện tài năng của tác giả khi mượn thanh âm tên loài vật để nói lên nỗi lòng của mình với nước nhà. 0.25
    0.75
    10 HS phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan qua các ý sau:
  • Nghệ thuật sử dụng từ ngữ để miêu tả thời gian, không gian.
  • Sử dụng từ tượng hình kết hợp với biện pháp đảo ngữ miêu tả cảnh vật; chơi chữ để nói lên nỗi lòng của nhà thơ. 0.5
    0.5
    II
    VIẾT
    4 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài
    0.25
    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử, văn hóa tại địa phương.
    0.25
    c. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lý
    HS triển khai bài văn theo bố cục mở bài, thân bài, kết bài. Bài viết cần có lối diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ phong phú, dễ hiểu; nói được cảm xúc và sự tự hào về lịch sử dân tộc và giữ gìn vẻ đẹp của dân tộc, quê hương nơi mình sinh sống. Dưới đây là một số gợi ý
    Mở bài
  • Giới thiệu lí do, mục đích của chuyến tham quan, bày tỏ khái quát cảm xúc ban đầu
    Thân bài
  • Kể được diễn biến chuyến đi: cảnh vật trên đường đi, trình tự chuyến tham quan, những hoạt động chính trong chuyến đi…
  • Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích: phong cảnh, công trình…
    Kết bài
  • Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân: tự hào, yêu mến, biết ơn…
    0.5
    2.0
    0.5
    d. Chính tả, ngữ pháp
    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
    0.25
    e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn cảm xúc, sinh động, sáng tạo.
    0.25

Để đạt điểm cao trong kỳ thi giữa học kỳ 1 lớp 8, các em học sinh cần lên kế hoạch ôn tập phù hợp và thường xuyên luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau và nắm vững cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi giữa kỳ 1 lớp 8 trên VnDoc cung cấp đa dạng tài liệu ôn tập và tham khảo. Hãy sẵn sàng đối mặt với kỳ thi và chiến thắng nó!

About The Author