[ToMo] Làm Thế Nào Để Khiến Thời Gian Trôi Nhanh Hơn Trong Giai Đoạn Bạn Đang Gặp Khó Khăn? - YBOX

Đứng trước căn phòng, con tim bạn đập nhanh khi nhìn mọi người từ từ bước vào. Bạn đã dậy sớm từ 5 giờ để chuẩn bị. Bạn đã dành nhiều tuần để sẵn sàng cho khoảnh khắc này. Slide của bạn đã hoàn hảo và bạn đã thuộc lòng bài nói của mình.

Khi đồng hồ chạm 9:30, như mọi khi bạn bắt đầu bài thuyết trình bằng câu “Chào buổi sáng” quen thuộc. Nhưng đột nhiên, không có gì khác. Đầu óc bạn trống rỗng. Bất ngờ, thời gian dường như dừng lại. Mọi thứ diễn ra chậm, và bạn có thể cảm thấy mặt mình đang nóng lên.

Đối với những người đã từng trình diễn trực tiếp trước công chúng, sợ hãi rằng bạn sẽ đứng im lặng sai thời điểm không khác gì một quả bom nổ chậm. Khi nó thực sự nổ, thời gian dường như đóng băng. Cảm giác vô vọng kéo dài và bạn chỉ mong muốn đồng hồ quay nhanh hơn chút ít để thoát khỏi cơn ác mộng này.

Thực tế là thời gian không thể trôi nhanh hơn hoặc chậm hơn. Thời gian là không thay đổi; chỉ có cách chúng ta nhìn nhận thời gian thay đổi. Điều này cũng là tốt. Sự thật là, khi “phản xạ đánh trả hoặc chạy” của bạn được kích hoạt, bạn bước qua ranh giới của “siêu nhận thức” về tình huống hiện tại. Trong khoảnh khắc đó, não bộ nhận ra rằng bạn đang gặp khó khăn và sẽ tìm cách ứng phó tốt nhất trong khả năng của mình.

Nhận thức về thời gian trôi chậm là một ảo giác. Đó là não bộ dựa vào trí nhớ để liên tục tạo ra và xử lý một lượng lớn thông tin về môi trường hiện tại để tìm ra các mối đe dọa mà nó đã nhận biết trước đây. Bộ não đang tích cực tìm kiếm con mồi ẩn trong tối đang coi bạn là một bữa ăn ngon lành và nó thực hiện điều này nhanh hơn nhiều so với bình thường. Đây là cách mà chúng ta bảo vệ bản thân và trong hầu hết các trường hợp, đây là một phản ứng có lợi.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, không dễ chịu khi bạn cảm thấy bất lực và hoàn toàn nhận thức về tình huống khó khăn trước mắt. Vậy khi điều này xảy ra, bạn có thể làm gì để thời gian trôi nhanh hơn?

Có một kế hoạch dự phòng

Trong tình huống như trên, khi não bộ đóng băng và từ ngữ mà bạn cẩn thận chuẩn bị đã mất đi đâu đó trong đầu, bạn sẽ làm gì? Hầu hết mọi người sẽ hoang mang, dù đã chuẩn bị và diễn tập rất kỹ. Điều mà họ thiếu trong quá trình chuẩn bị là suy nghĩ về những gì cần làm khi mọi thứ không diễn ra như mong đợi.

Trên sân khấu, thậm chí cả diễn giả giàu kinh nghiệm nhất cũng có thể đứng im lặng. Một kịch bản hoặc một bộ thẻ ghi chú trong tay có thể nhanh chóng gợi nhớ hoặc “kích hoạt” lại não bộ để đưa bài thuyết trình vào đúng hướng và tránh cảm giác bị “mắc kẹt trong đám cháy âm ỉ” như thế này.

Steve Jobs là một diễn giả giàu kinh nghiệm, có thể coi là xuất sắc nhất. Dù đã dành nhiều tháng để chuẩn bị cho một bài thuyết trình quan trọng, không đảm bảo rằng mọi thứ sẽ diễn ra hoàn hảo. Trong một bài thuyết trình nổi tiếng vào năm 2010, khi kết nối Wifi chậm, thời gian dường như kéo dài mãi mãi. Đối với khán giả và Steve Jobs, hai phút rưỡi này chỉ chiếm khoảng 2% thời lượng của bài thuyết trình kéo dài hai giờ. Nhưng cảm giác của họ là thời gian kéo dài rất nhiều.

May mắn thay, với kinh nghiệm của một diễn giả chuyên nghiệp, Steve Jobs đã đánh bại căng thẳng và cảm giác thời gian đóng băng bằng khiếu hài hước của mình và tiếp tục bài thuyết trình. Ông đã có kế hoạch dự phòng và nhanh chóng tiếp tục phần còn lại của bài thuyết trình.

Luôn có một kế hoạch dự phòng và một chiến thuật rút lui. Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất và sẵn sàng chuyển sang kế hoạch dự phòng khi mọi thứ không diễn ra như dự kiến ban đầu.

Tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát

Bạn chỉ có thể kiểm soát ba điều: suy nghĩ, cảm xúc và hành động. Ngoài ra, không có gì khác. Bạn không thể kiểm soát sự việc, cách mọi người đánh giá bạn hoặc việc người khác có cảm thấy khó chịu với điều bạn nói hay làm hay không.

Hầu hết những điều tồi tệ trong ngày đến từ cách chúng ta phản ứng với những điều nằm ngoài khả năng kiểm soát. Ví dụ, khách hàng chuyển sang làm việc với đối thủ cạnh tranh của bạn. Bạn không thể kiểm soát điều đó. Đó là quyết định mà khách hàng đã đưa ra dựa trên hoàn cảnh và góc nhìn cá nhân về chúng. Điều duy nhất bạn có thể kiểm soát trong tình huống này là cảm xúc của mình sau khi mất khách hàng này. Bạn có thể tức giận, đổ lỗi cho người khác hoặc tìm lí do khác. Nhưng thực tế là, không có phản ứng nào trong số đó sẽ thay đổi việc rằng bạn đã không còn phục vụ khách hàng này nữa.

Trong những tình huống như vậy, hãy bắt đầu bằng việc nhắc nhở bản thân về những điều bạn có thể kiểm soát. Có những hành động tích cực nào mà bạn có thể thực hiện để giải quyết vấn đề này không? Bạn có để cho cảm xúc ảnh hưởng quá nhiều đến tâm trí của mình hay không? Bạn có suy nghĩ một cách tích cực hay tiêu cực về tình huống này?

Trong những trường hợp trên, bạn có thể ngay lập tức quyết định thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình. Bạn là người có quyền quyết định đó.

Chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm

Chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm về cuộc số

About The Author