Trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, nhân vật ông giáo được khắc họa một cách sắc nét và gợi lên những cảm xúc chân thành trong lòng độc giả. Ông giáo là một con người nghèo khó, sống trong hoàn cảnh khó khăn và bế tắc trong xã hội cũ. Tuy nhiên, ông giáo vẫn giữ được những phẩm chất cao quý của người trí thức và tràn đầy lòng yêu thương.

Hướng dẫn phân tích nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc

1. Phân tích yêu cầu đề bài

  • Yêu cầu về nội dung: phân tích hình ảnh nhân vật ông giáo trong Lão Hạc
  • Phạm vi tư liệu dẫn chứng: các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh,… trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, đặc biệt các chi tiết liên quan đến nhân vật ông giáo.
  • Phương pháp lập luận chính: phân tích.

2. Luận điểm phân tích nhân vật ông giáo

  • Luận điểm 1: Lý lịch và hoàn cảnh của ông giáo.
  • Luận điểm 2: Ông giáo là một người giàu tình cảm, giàu lòng yêu thương.
  • Luận điểm 3: Ông giáo là một trí thức vừa đáng thương vừa đáng quý.

Khái quát về nhân vật ông giáo

Ông giáo là một nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sự bế tắc ấy được thể hiện ở chỗ ông chính là người chứng kiến mọi đau khổ của lão Hạc, con lão, của vợ ông, và có lẽ của rất nhiều người khác, những ông chỉ có thể đứng nhìn mà không thể cứu giúp họ khỏi cái khổ đau ấy.

Dàn ý chi tiết phân tích nhân vật ông giáo

1. Mở bài phân tích ông giáo

  • Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm: Nam Cao, nhà văn hiện thực lớn, tác phẩm “Lão Hạc”.
  • Giới thiệu khái quát về nhân vật ông giáo: Nhân vật ông giáo trong tác phẩm tuy không phải là nhân vật chính nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của tác giả.

2. Thân bài phân tích ông giáo

  • Luận điểm 1: Lý lịch và hoàn cảnh nhân vật.

  • Ông giáo là một tri thức nghèo ở nông thôn, có hoàn cảnh khó khăn.

  • Cuộc sống khó khăn của ông giáo còn được thể hiện qua hình ảnh người vợ của ông.

  • Luận điểm 2: Ông giáo là một người giàu tình cảm, giàu lòng yêu thương.

  • Ông giáo khác vợ ông ở chỗ, dù nghèo đói, túng quẫn, nhưng ông vẫn giữ được cái phẩm chất, cái lòng thương người, đồng cảm của mình, đặc biệt là với ông bạn già – lão Hạc.

  • Luận điểm 3: Ông giáo là một trí thức vừa đáng thương vừa đáng quý.

  • Ông giáo là nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.

  • Sự bế tắc ấy được thể hiện ở chỗ ông chính là người chứng kiến mọi đau khổ của lão Hạc, con lão, của vợ ông, và có lẽ của rất nhiều người khác, những ông chỉ có thể đứng nhìn mà không thể cứu giúp họ khỏi cái khổ đau ấy.

3. Kết bài phân tích ông giáo

  • Khẳng định lại phẩm chất, vai trò của nhân vật ông giáo trong truyện: Ông giáo là người giàu lòng trắc ẩn, yêu thương, đại diện cho tầng lớp trí thức đương thời.
  • Đánh giá, cảm nhận về nhân vật: Ông giáo là một nhân vật có tâm hồn nhân đạo cao cả và những nỗi lòng bế tắc trước cảnh ngộ của những người dân lao động.

Top 3 bài văn mẫu phân tích nhân vật ông giáo hay nhất

Để có thêm nhiều vốn từ ngữ bổ sung cho bài viết của mình, các em có thể tham khảo top 3 bài văn phân tích nhân vật ông giáo hay nhất.

About The Author