Bánh Chưng, bánh Giày không chỉ là những món bánh truyền thống thuần Việt, mà còn là tinh hoa của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Có lẽ không một ngày nào trong dịp Tết mà không có bánh chưng, bánh giày chứng tỏ rằng tết mới thực sự trọn vẹn. Đằng sau những chiếc bánh ấy, có một câu chuyện thú vị về sự sáng tạo của một chàng trai tên là Lang Liêu.
Contents
I. Mở đầu: Truyền thuyết Bánh Chưng Bánh Giày
Bánh chưng, bánh giày xuất hiện từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán. Truyền thuyết Bánh chưng bánh giày giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của hai loại bánh này.
II. Nội dung: Phân tích truyện Bánh Chưng Bánh Giày
1. Bối cảnh:
- Thời vua Hùng thứ 6, đất nước yên bình, nhưng vẫn cần một người tài giỏi nắm giữ quyền năng.
- Vua Hùng tổ chức cuộc thi tài làm cỗ cúng, với những ý nghĩa sâu sắc không ai đoán được.
2. Nhân vật Lang Liêu:
- Lang Liêu là con thứ 18, mất mẹ sớm, sống khó khăn với một cánh đồng khoai sắn.
- Anh chàng sống giản dị, gần gũi với nhân dân, chăm chỉ và biết trân trọng thành quả lao động.
- Lang Liêu biết tôn kính tổ tiên, kính trọng cha mẹ và được thần tiên giúp đỡ.
- Anh thông minh, kiên nhẫn và cần cù, tạo ra hai loại bánh ngon và ý nghĩa để dâng lên tổ tiên.
3. Ý nghĩa của bánh chưng bánh giày:
- Bánh chưng và bánh giày biểu trưng cho trời đất song hành, là lòng tôn kính của chúng ta đối với ông bà.
- Đây cũng là biểu tượng cho nghề nông nghiệp truyền thống của Việt Nam.
- Bánh chưng, bánh giày là sự đề cao lòng tốt đẹp, tinh thần chăm chỉ lao động và sự khiêm nhường giản dị của người Việt Nam.
III. Kết luận: Truyền thuyết Bánh Chưng Bánh Giày
Truyền thuyết Bánh chưng bánh giày không chỉ giải thích về những món bánh truyền thống đặc biệt trong ngày Tết, mà còn phản ánh thành tựu của nền nông nghiệp, lòng dâng hiến và tôn kính tổ tiên. Câu chuyện này ca ngợi tinh thần lao động và sự sáng tạo trong cuộc sống của con người Việt Nam.
Để biết thêm chi tiết, xem bài mẫu phân tích truyện Bánh Chưng Bánh Giày tại đây.