Trong ngôn ngữ, từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Việc sử dụng các từ trái nghĩa bên cạnh nhau giúp làm nổi bật những sự việc, hoạt động, trạng thái đối lập nhau. Dưới đây là những ví dụ:

  • Chiếc bàn thì thấp mà chiếc ghế lại cao. (Bộ bàn ghế không phù hợp)
  • Mẹ đang thức ru em bé ngủ. (Công lao vất vả của cha mẹ với con cái)

Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó. Ví dụ, trái nghĩa với xấu có thể là tốt, đẹp.

  • Cái bàn này gỗ tốt, cái ghế kia gỗ xấu.
  • Chữ bạn Huy đẹp còn chữ bạn Hoàng xấu.

Sự đối lập về nghĩa phải được dựa trên một tiêu chí chung. Ví dụ, trái nghĩa với nhạt có thể là mặn, ngọt, đậm, thắm thiết.

  • Nhạt – mặn: chỉ vị của thức ăn nấu với muối, mắm,…
  • Nhạt – ngọt: chỉ vị của nước đường, mì chính,…
  • Nhạt – đậm: chỉ mức độ của màu sắc.
  • Nhạt – thắm thiết: chỉ mức độ tình cảm.

Ví dụ về các dạng bài

Ví dụ 1: Tìm các từ trái nghĩa trong các câu sau:

a. Đời ta gương vỡ lại lành.
b. Thuyền ta đi ngược về xuôi.
c. Thời tiết hôm nào cũng ngày nắng, đêm mưa.
d. Ra đi kẻ khóc, người cười.

Trả lời:
a. vỡ – lành: chỉ sự rời ra thành nhiều mảnh và còn nguyên vẹn.
b. ngược – xuôi: chỉ sự cùng chiều và trái chiều tự nhiên.
c. ngày – đêm: chỉ thời gian; nắng – mưa: chi hiện tượng thiên nhiên.
d. khóc – cười: chỉ thái độ của người trong một tâm trạng.

Ví dụ 2: Tìm các từ trái nghĩa với mỗi từ sau đây:

a. hồng hào
b. dịu dàng
c. cứng rắn
d. nhanh nhẹn

Trả lời:
a. hồng hào: xanh xao, trắng bệch, bủng beo,… (chỉ nước da người)
b. dịu dàng: đanh đá, chua ngoa, cay nghiệt,… (chỉ tính nết người con gái)
c. cứng rắn: yếu đuối, mềm yếu…. (chỉ tính cách của người)
d. nhanh nhẹn: chậm chạp, lững thững, lề mề,… (chi tác phong của người)

Ví dụ 3: Sắp xếp các từ sau thành các cặp từ trái nghĩa:

già, chạy, non, trẻ, đứng, dừng, chín, chết, sống, xanh.

  • già – trẻ: chỉ tuổi tác của người.
  • già – non: chì sự phát triển của cây, quả.
  • chạy – đứng, dừng, chết: chỉ sự chuyển động của người, vật. (Tàu chạy đứng, dừng. Chiếc đồng hồ chạy/ chết.)
  • chín – sống: chỉ mức độ của thức ăn khi nấu.
  • chín – xanh: chỉ mức độ chín của quả.
  • chết – sống: chỉ sự tồn tại của người, vật.

Ví dụ 4: Nêu nghĩa của mỗi từ trong các cặp từ trái nghĩa sau, cho ví dụ:

a. ăn – thua; ăn – nhịn; ngọt – nhạt; ngọt – xẵng; ngọt – chua.
b. sáng sủa – tối om; sáng sủa – rườm rà; sáng sủa – tối tăm.

Trả lời:
a. ăn – thua: chi sự giành được trong trò chơi. Cậu ấy ăn được còn tôi bị thua.

  • ăn – nhịn: chỉ việc làm thoả mãn hay không thoả mãn khi đói. Con chó được ăn còn con mèo phải nhịn.
  • ngọt – nhạt: chỉ mức độ của đường hay mì chính. Bát canh này nhạt lắm cho thêm mì để ngọt hơn.
  • ngọt – xẵng: chỉ thái độ của người. Tôi thì dỗ ngọt còn cô ấy lại xẵng giọng đe thằng bé.
  • ngọt – chua: chỉ vị của một số loại quả. Vải thiều rất ngọt còn vải lai thì chua hơn.

b. sáng sủa – tối om: chỉ mức độ ánh sáng trong phòng. Bên ngoài sáng sủa còn bên trong lại tối om.

  • sáng sủa – rườm rà: chỉ câu văn được viết ra. Hãy bớt đi một số từ rườm rà để câu văn sáng sủa hơn.
  • sáng sủa – tối tăm: chỉ tố chất của người. Trông mặt thì sáng sủa mà sao đầu óc tối tăm thế.

Ví dụ 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

a. .……. ra bờ suối, tối………. hang.
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
b. Ngọt bùi nhớ lúc……….
Ra sông, nhớ suối, có………. nhớ đêm.
c………. gỗ hơn………. nước sơn.
………. người, đẹp nết còn hơn đẹp người.
d. ..……. thì sống, chia rẽ thì……….
Trả lời:
a. sáng, vào
b. đắng cay, ngày
c. tốt, tốt, xấu
d. đoàn kết, chết.

Ví dụ 6: Chọn cặp từ trái nghĩa thích hợp điền vào các chỗ chấm sau:

a. Tưởng là biển ….. mà…… bằng trời.
b. Rì rầm tiếng suối khi…… khi…..
c. Mỡ màu….. , chắt dồn lâu hoá…..
d. Khu vườn hoang…….. bỗng………khắp lối.

Trả lời:
a. Tưởng là biển nhỏ mà to bằng trời. (Bé nhìn biển – Trần Mạnh Hảo)
b. Rì rầm tiếng suối khi gần khi (Trần Đăng Khoa)
c. Mờ màu ít, chắt dồn lâu hoá nhiều. (Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
d. Khu vườn hoang yên lặng bỗng râm ran khắp lối. (Cánh cam lạc mẹ – Nhiều tác giả)

Ví dụ 7: Đặt các câu theo mồi yêu cầu sau:

a. Có cặp từ trái nghĩa gồ ghề – bằng phẳng.
b. Có cặp từ trái nghĩa tí hon – khổng lồ.
c. Có cặp từ trái nghĩa thuận lợi – khó khăn.
d. Có cặp từ trái nghĩa nông nổi – sâu sắc.

Trả lời:
a. Con đường vốn rất gồ ghề nay đã được làm lại bằng phẳng.
b. Chú bé tí hon như lạc vào một khu vườn khổng lồ.
c. Chúng tôi đã gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn.
d. Anh ấy thì nông nổi chứ chị ấy rất sâu sắc.

Ví dụ 8: Tìm các thành ngữ, tục ngữ có cặp từ trái nghĩa với nghĩa như sau:

a. Coi trọng tình cảm hơn là vật chất.
b. Coi trọng bản chất hơn là hình thức.
c. Tôn trọng người lớn, nhường nhịn em bé.
d. Tìm ra những gì tốt đẹp nhất.

Trả lời:
a. Của ít lòng nhiều.
b. Xấu người đẹp nết.
c. Kính trên nhường dưới.
d. Gạn đục khơi.

Ví dụ 9: Tìm 4 cặp từ trái nghĩa nói về học tập, đặt câu với mỗi cặp từ đó.

Trả lời:

  • chăm – lười hiếng: thông minh – chậm; cẩn thận – câu thả; xấu – đẹp.
  • Chúng ta phải chăm học không thể lười biếng.
  • Cậu em rất thông minh còn ông anh thì có vẻ học chậm hơn.
  • Trước đây bạn ấy rất cẩu thả, bây giờ thì đã cẩn thận hơn.
  • Cô giáo viết chữ đẹp thế mà học sinh thì viết chữ quá xấu.

Ví dụ 10: Tìm 2 từ trái nghĩa với từ anh dũng, đặt câu với mỗi từ đó.

Trả lời:

  • 2 từ trái nghĩa với từ anh dũng là: hèn nhát, nhát gan.
  • Cậu đúng là một kẻ hèn nhát, sợ gì mà không dám nói.
  • Tôi không nghĩ cậu ta lại nhát gan đến thế.

Câu 11: Đặt các câu có từ trái nghĩa với mở có nội dung sau:

Trả lời:
a. Hoạt động của học sinh với sách vở trong giờ học.

  • Học sinh nghiêm túc với sách vở trong giờ học.
  • Học sinh lơ là với sách vở trong giờ học.

b. Làm cho vung xoong kín lại.

  • Mở xoong để kiểm tra.
  • Đậy vung để giữ ẩm.

c. Hoạt động của mắt.

  • Mắt nhìn rộng mở.
  • Mắt nhắm lại.

d. Làm cho cửa kín lại.

  • Mở cửa để thông gió.
  • Đóng cửa để tránh gió.

e. Làm cho ánh sáng đèn, điện không còn.

  • Mở đèn để sáng.
  • Tắt đèn để tắm trời.

Câu 12: Đánh dấu (x) vào ô trống trước câu có cặp từ trái nghĩa sau đây:

Trả lời:
a. Anh ấy về đến nhà thì tôi đã đi ra ngoài. (x)
b. Bạn ấy học giỏi nhưng hơi kiêu căng.
c. Những cây bàng đã già nhưng lá vẫn rất non.
d. Bố thì dễ dãi còn mẹ rất nghiêm khắc. (x)

Câu 13: Khoanh tròn vào chữ cái trước các nhận xét đúng sau:

Trả lời:
a. Từ trái nghĩa với từ ăn là từ nhịn. (x)
b. Hai từ thênh thang và bé bỏng có nghĩa trái ngược nhau. (x)
c. Từ chăm chỉ trái nghĩa với từ lơ là. (x)
d. Từ có nghĩa trái ngược với từ đứng đắn là lôi thôi. (x)

Câu 14: Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ có cặp từ trái nghĩa có nội dung sau:

Trả lời:
a. Coi trọng danh dự của con người: Của ít lòng nhiều.
b. Mong muốn vượt hết mọi khó khăn gian khổ trong khi đi làm: Xấu người đẹp nết.
c. Chỉ công việc của những người nông dân vất vả trên đồng ruộng: Kính trên nhường dưới.
d. Chỉ một người không quan tâm đến gia đình, chỉ lo cho người khác: Gạn đục khơi.

Câu 15: Tìm trong đoạn văn sau các từ trái nghĩa với: ghét, cũ, xấu, to, cứng, dài, cuối, trên, khổng lồ, trắng, không.

Trả lời:
Chúng có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ. Đôi mắt chỉ bằng hạt cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm cho hoạt động hai con ngươi bóng mỡ. Một cái mỏ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé với mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước. Cái đầu xinh xinh vàng nuột, và ở dưới bụng, lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.

About The Author