Khi xem các bộ phim cổ trang, chúng ta thường thấy cảnh hai người ghé tai vào nhau, thương thảo một cách bí mật và nói: “Trời biết, đất biết, ta biết, ngươi biết, không thể nói cho người khác biết.” Câu này có ý nghĩa gì và tại sao người xưa lại sử dụng nó?
Câu “Trời biết, đất biết, ngươi biết, ta biết” là những lời xuất hiện trong cuốn “Hậu Hán Thư. Dương Chấn truyện”. Câu chuyện kể về Dương Chấn, một vị quan đáng kính và công chính sống vào thời Đông Hán. Dương Chấn thông minh và ham học hỏi. Trước khi trở thành một quan chức, ông dạy học và có nhiều học sinh đến từ khắp mọi nơi. Đức hạnh và tài năng của ông được người đời khen ngợi. Ngay cả đại tướng Đặng Chất cũng biết đến danh tiếng của ông và mời ông đến làm quan.
Trên đường đi nhậm chức, Dương Chấn gặp lại Vương Mật, người đã từng được ông đề bạt. Vương Mật mang theo năm cân bạc trắng để báo đáp ân tình của Dương Chấn. Tuy nhiên, Dương Chấn từ chối nhận và nói: “Chúng ta là bạn cũ, ta rất hiểu thái độ làm người của ông, ông cũng hiểu biết ta, vì sao lại làm thế?” Vương Mật trả lời: “Bây giờ là đêm khuya, không ai biết cả.” Dương Chấn đáp lại: “Trời biết, Thần biết, ta biết, ngươi biết, sao có thể nói là không ai biết được?” Nghe câu trả lời này, Vương Mật xấu hổ mà rời đi.
Dương Chấn là một quan chức công chính và không bao giờ nhận lời giúp người vì lợi ích cá nhân. Ông sống giản dị, tâm huyết với công việc giáo dục và đối xử bình đẳng với mọi người. Câu “Trời biết, đất biết, ngươi biết, ta biết” đã truyền cống hiến và tinh thần không tham lợi cho các thế hệ sau. Đối với những người quan trọng và những người trí thức, câu này thể hiện tinh thần tự tin và không sợ ai biết điều mình biết.
Câu nói này vẫn mang giá trị giáo dục và học tập cho mọi người ngày nay.
Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung, Mai Trà biên dịch.