Những hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đềm, mùa xuân đã đến. Cây cối chịu qua giá rét của mùa đông ngủ một giấc đẫy chợt bừng tỉnh. Những hạt mưa nhỏ đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở đón chào mùa xuân.

I. Luyện Đọc Diễn Cảm

CHỒI BIẾC

Mùa xuân, những hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đềm, cây cối chịu qua giá rét của mùa đông ngủ một giấc đẫy chợt bừng tỉnh. Những hạt mưa đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở đón chào mùa xuân.

Chồi cây giống như cuộc đời của một con người. Khi mới nứt nanh, chúng có màu tím biếc dễ thương như cu con mới lọt lòng. Những lá non mới chui từ lòng mẹ chui ra, chúng còn yếu ớt, mềm mại non tơ, ngơ ngác với thiên nhiên. Hằng ngày được nắng, gió luyện rèn, không lâu sau chúng đã chuyển sang màu xanh nõn. Lá cây lúc này giống như bàn tay em bé, vẫy vẫy theo gió xuân nhè nhẹ. Và khi tiếng ve cưa miết vào không gian, lá cây cũng chuyển sang màu xanh đậm. Lá cây ở thời kì sung sức nhất của cuộc đời, từ những nách lá thành chùm hoa đỏ chói, vàng sáng, tím lịm như nhung… rồi kết quả. Mùa thu đến, lá cây về già, gân guốc nổi lên để chống chọi với những đợt gió táp, sương sa. Mùa đông, lá cây như những cụ già lụ khụ, úa vàng, máu còn úa đỏ trên mặt lá đã phải lìa cành để nhường lại cho cây ấp ủ những chồi biếc mai sau.

II. Đọc Hiểu Văn Bản

1. Bài văn tả cảnh gì?

C. Tả sự phát triển của chồi cây suốt bốn mùa.

2. Những từ ngữ nào được dùng để tả sức sống, niềm vui của cây cối khi mùa xuân đến?

C. Bừng tỉnh, hớn hở chào đón mùa xuân.

3. Viết tiếp vào chỗ chấm để có hình ảnh chồi biếc phát triển theo thời gian:

a. Khi nắng non chan hòa khắp đó đây… chúng đã chuyển sang màu xanh nõn. Lúc này, lá cây cũng giống như bàn tay em bé, vẫy vẫy theo gió xuân nhè nhẹ.

b. Khi tiếng ve cưa miết vào không gian… lá cây cũng chuyển sang màu xanh đậm.

c. Khi mùa thu, mùa đông đến… lá cây về già, gân guốc, vàng úa, lìa cành…

4. Sự vật nào được so sánh với bàn tay em bé?

B. Lá non mới chui từ lòng mẹ ra.

5. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

C. 5 hình ảnh.

III. Luyện Tập

6. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp:

a. Vì tin rằng sư tử xuất hiện đầu năm là điềm lành, một số dân tộc ít người thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.

b. Do một cơn bão bất ngờ ập đến, cả đoàn tàu phải nghỉ lại trên hoang đảo.

c. Khi mới nhú lộc, bàng màu hung nâu… Chỉ vài ba ngày sau, nó chuyển sang màu xanh nõn chúm chím như những búp hoa.

7. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Để làm gì?” trong mỗi câu sau:

a. Tôi ngửa mặt nhìn bầu trời để tận hưởng không khí trong lành của buổi sớm mai.

b. Em thường dậy từ 6 giờ sáng để ôn bài trước khi đến lớp.

c. Anh ta cố gắng ra miếng đòn thật hiểm hóc nhằm dành lại phần thắng từ tay đối phương.

d. Bố mẹ hứa sẽ tặng cu Tí một món quà dặc biệt nhân dịp Tí đạt danh hiệu học sinh giỏi để khích lệ cậu.

e. Các em nhỏ thả chim bồ câu trắng lên trời xanh để thể hiện khát vọng hòa bình.

8. Điền dấu phẩy hoặc dấu hai chấm vào chỗ trống:

Trên boong tàu, các chú thuỷ thủ bỗng reo ầm lên: “Cá heo!”. Cá heo là bạn của hải quân đấy; Ở một số nước, cá heo được huấn luyện để bảo vệ vùng biển.

Các chuyên gia cho biết: “Cá heo mũi chai có khả năng dò tìm thuỷ lôi nhanh hơn nhiều so với máy móc.”

Hướng dẫn đáp án được cung cấp bởi HOÀNG TRANG.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, hay khác:

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30
  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31
  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 33
  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 34
  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 35

About The Author