Phân tích “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

Nhà thơ Phạm Tiến Duật là một nhà thơ lớn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với nhiều sáng tác tiêu biểu. Trong số đó, bài thơ “Tiểu đội xe không kính”, “Nhớ”, “Gửi em cô gái thanh niên xung phong” đã đạt giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969.

Phân tích tiểu đội xe không kính chi tiết

Mở bài

Những chiếc xe không kính đã tạo nên nét riêng biệt, độc đáo cho bài thơ của Phạm Tiến Duật. Dù không có kính chắn gió, những chiếc xe này vẫn băng băng ra trận. Bên trong cái vỏ ngoài không hoàn thiện của chiếc xe, là những người lính sáng ngời tình yêu đất nước, niềm tin chiến đấu và kinh nghiệm dày dặn của những người lính trẻ.

Bài thơ mở đầu thật bất ngờ và ấn tượng. Câu thơ đầu cũng là lời giải thích tự nhiên, giản dị cho việc vì sao chiếc xe không có kính:

“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”

Lí do rất rõ ràng. Không phải vì xe vốn không có kính mà kính xe đã bị những trận bom Mỹ ác liệt làm cho vỡ. Chỉ một câu thơ đơn sơ, nhưng lại có sức gợi rất lớn, giúp người đọc dễ dàng hiểu ra rằng, chiến trường Trường Sơn đã nguy hiểm, khốc liệt ra sao và những chiếc xe này đã phải trải qua nhiều gian khổ trên đường ra chiến trận. Cái hay ở đây là việc, giới thiệu về chiếc xe nhưng đồng thời cũng hiện hình ảnh của chủ nhân chiếc xe, của những người lính trẻ cũng đang dần hiện ra.

Luận điểm 1: Những chiếc xe không kính vì “bom giật, bom rung”

Bài thơ tả thực từng chi tiết, từng hình ảnh, lời thơ như lời nói thường ngày. Xe không có kính nên tất nhiên bụi sẽ bám đầy, tóc đen thành tóc trắng như người già. Xe không kính thì sao tránh được mưa tuôn. Nhưng rồi lái trăm cây số nữa, áo sẽ lại khô thôi. Tinh thần lạc quan ấy, thật đáng khâm phục làm sao. Gian khổ là thế, hiểm nguy là thế, nhưng những người lính không quên “phì phèo châm điếu thuốc” rồi “nhìn nhau mặt lấm cười haha”.

Luận điểm 2: Hình ảnh người lính lái xe với tư thế hiên ngang, lạc quan, tươi trẻ

Chiếc xe không cánh là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng là cái cớ để độc giả dần dần bước vào cuộc sống nơi chiến trường của những người lính. Câu thơ đậm chất văn xuôi, mộc mạc như lời nói thường ngày. Người lính nhìn trời, nhìn đất với sự tự tin của người làm chủ cục diện, không sợ trước hiểm nguy. Và tinh thần ấy xuất phát từ niềm tin tất thắng về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, về tình yêu mến dành cho miền Nam.

Kết luận

Sau khi phân tích tiểu đội xe không kính, có thể khẳng định rằng, tinh thần dũng cảm, lạc quan, nhiệt huyết của những chiến sĩ lái xe giữa cuộc chiến khốc liệt trong thơ Phạm Tiến Duật thật xứng đáng đại diện cho chủ nghĩa anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ. Bài thơ được viết như lời tự sự, phản ánh hiện thực nghiệt ngã nhưng không quên thể hiện vẻ đẹp trữ tình lãng mạn của hình tượng nhân vật người lính.

About The Author