Làm sáng tỏ ý kiến: Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực…

lam-sang-to-y-kien-van-chuong-khong-phai-la-mot-cach-dem-den-cho-nguoi-doc-su-thoat-li-hay-su-quen-trai-lai-van-chuong-la-mot-thu-khi-gioi-thanh-cao-va-dac-luc

“Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn”. (Thạch Lam)

Từ những tác phẩm văn xuôi lãng mạn giai đoạn 1930 – 1945 được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11, chúng ta có thể làm sáng tỏ quan niệm này.

Giải thích ý kiến:

  • “Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên”: Văn chương không thể tách rời cuộc sống, không đưa đến thái độ quay lưng, lảng tránh đời sống. Nó không phải là liều thuốc ngủ.

→ Thạch Lam phủ nhận văn chương chỉ là giải trí để tránh đời sống. Các tác phẩm đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, nghĩa là quay lưng với thực tại cuộc sống, trốn tránh nghĩa vụ công dân… Ví dụ như những truyện kiếm hiệp rẻ tiền, những truyện tình nhảm nhí, những truyện mê tín dị đoan, hoặc những bài thơ kích động lối sống ích kỉ, truỵ lạc…

  • “Văn chương là một thứ khí giới đắc lực và thanh cao”: Văn chương là công cụ hoàn hảo của nhà văn, là vũ khí giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình một cách hiệu quả. Nó không được sử dụng vào mục đích xấu, hơn nữa, luôn tác động qua con đường tình cảm.

→ Văn chương có nhiệm vụ mở đường. Nhà văn phải có tinh thần trách nhiệm và lương tâm trước xã hội. Ngòi bút trong tay nhà văn phải là thứ khí giới thanh cao và đắc lực… để hướng con người tới Chân, Thiện, Mĩ…

  • “Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác”, “làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”: Văn chương vạch trần, phê phán tệ lậu, xấu xa của xã hội và đòi hỏi diệt trừ, thay thế nó, đồng thời bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.

→ Văn chương đích thực sẽ làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn. Ý kiến của Thạch Lam về các chức năng văn học là rất đúng đắn, đặc biệt là tính nhận thức và tính giáo dục. Nhà văn xác định: Sống trong xã hội đầy rẫy áp bức bất công thì ngòi bút của các tác giả phải phanh phui, tố cáo cái xấu, cái ác để góp phần thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, giúp mọi người nhận thức ra rằng cái thế giới cần phải xoá bỏ để xây dựng một thế giới mới công bằng và tốt đẹp hơn.

Bàn luận ý kiến:

  • Quan niệm đúng đắn về văn học lãng mạn: Văn học lãng mạn không phải là cách trốn tránh hiện thực cuộc sống. Trái lại, văn chương giai đoạn này có thể tố cáo và thay đổi thế giới xấu xa, tàn ác; văn chương khiến cho lòng người trong sạch và phong phú hơn.

  • Thể hiện một thái độ lựa chọn dứt khoát, tiến bộ, tích cực:

    • Ngầm đối thoại với xu hướng văn học thoát li.
    • Thể hiện quan niệm gần gũi với của các nhà văn hiện thực phê phán về văn học.
    • Hiểu vai trò trách nhiệm của nhà văn và sức hút, quyến rũ của văn chương.
  • Rất tự hào về vũ khí của mình.

    • Ý thức được sức mạnh và sự cao cả của văn học.
    • Nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực tế.
    • Thấy được cách tác động đặc thù của văn học vào cuộc sống,
  • Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ.

    • Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn học.
    • Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ.

Đầy niềm tin vào khả năng của văn học, khả năng tự cải tạo tâm hồn mình từ con người, nói chung là niềm tin vào một tương lai sáng sủa hơn. Một quan niệm đúng đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội.

About The Author