Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 môn văn có đáp án

Đề thi học kì là một phần quan trọng trong quá trình học tập của các bạn học sinh lớp 10. Để giúp các bạn ôn tập và nắm vững kiến thức, dưới đây là tổng hợp đề thi học kì 1 môn văn lớp 10 cùng đáp án.

Đề số 1

Đề thi

Đề số 1
Đề số 1
Đề số 1

Hướng dẫn giải

Phần đọc hiểu

Câu 1: B Sử thi

Câu 2: B Tự sự

Câu 3: A Đăm Săn

Câu 4: C Ngôi thứ ba

Câu 5: A So sánh, phóng đại

Câu 6: D Tất cả các phương án trên

Câu 7: C Chinh phục những vùng đất mới và thu phục những nô lệ mới.

Câu 8: Thái độ và tình cảm của người kể chuyện với người anh hùng Đăm Săn:
Người kể chuyện có thái độ ngưỡng mộ, tự hào và ngợi ca người anh hùng Đăm Săn

Câu 9: Quan niệm của người Ê – đê về người anh hùng thời cổ đại:
Những người anh hùng thời cổ đại có nhiều vẻ đẹp đó là sức mạnh phi thường, tài năng vượt trội, tầm vóc lớn lao kì vĩ, trọng danh dự, yêu thương con người, hết lòng vì bộ tộc…

Câu 10:

  • Trong đoạn trích trên, thần linh tức Ông Trời chỉ có vai trò hỗ trợ, còn con người tức anh hùng Đăm Săn mới là yếu tố quyết định tạo nên chiến thắng khi giao tranh với kẻ thù.
  • Suy nghĩ của bản thân về vai trò của con người trong cuộc sống xưa và nay: từ xưa đến nay, con người luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong những tình huống nhiều khó khăn, thử thách, con người cần có bản lĩnh, lòng dũng cảm để vượt qua tất cả.

Phần làm văn

  • Mở bài: Nếu khái quát vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của quê hương qua đoạn thơ trong bài thơ của Đỗ Trung Quân.
  • Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận thành nhiều luận điểm: Cảm nhận về quê hương qua 3 khổ thơ
  • Quê hương thân thuộc, gần gũi;
  • Quê hương bình dị; mộc mạc;
  • Quê hương gắn bó sâu sắc với mỗi người.
  • Nghệ thuật: Nhà thơ sử dụng các phép điệp từ, điệp cấu trúc, biện pháp liệt kê khẳng định ý nghĩa của quê hương và nhấn mạnh những kỷ niệm luôn hiện hữu, hình ảnh quê hương đa sắc màu. Cả ba khổ thơ có cùng một nhịp, kết cấu giống nhau nhưng nhẹ nhàng và thanh thoát.
  • Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp của quê hương và tấm lòng của nhà thơ.

Đề số 2

Đề thi

Đề số 2
Đề số 2

Hướng dẫn giải

Phần đọc hiểu

Câu 1: C Phép lặp

Câu 2: A Nghị luận

Câu 3: B Chứng minh

Câu 4: C Người dùng bằng thật nhưng trình độ kém cỏi, không tương xứng với bằng cấp.

Câu 5: C Nhấn mạnh điểm mới của trí thức ngày nay so với kẻ sĩ ngày xưa.

Câu 6: A Bàn về phẩm cách trung thực của trí thức và xây dựng xã hội trung thực để tài năng, tri thức phát triển bền vững.

Câu 7: A Có nguy cơ gây sự lẫn lộn trong hệ giá trị và làm ô nhiễm môi trường đạo đức một xã hội trung thực, trong đó thật/giả phải được phân định rạch ròi và minh bạch.

Câu 8: Tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bên vững trên nền tẳng một xã hội trung thực vì xã hội trung thực mới tôn trọng/tôn vinh thực lực, những giá trị thực.

Câu 9: Hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức: Nói đúng sự thật và sẵn sàng tố cáo cái sai để bảo vệ lẽ phải.

Câu 10: Những thông điệp tích cực rút ra từ văn bản:

  • Mỗi người đặc biệt là những người trí thức biết sống trung thực sẽ góp phần xây dựng xã hội văn minh.
  • Sống trung thực sẽ tạo được niềm tin, sự ngưỡng mộ.

Phần làm văn

  • Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận: Bức tranh mưa xuân ở thôn quê bình dị, mộc mạc, thơ mộng, trữ tình.
  • Thân bài: Triển khai vấn đề cần nghị luận
  • Về nội dung: Vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người
  • Thiên nhiên nên thơ, mộc mạc và gần gũi
  • Con người chân chất đi trẩy hộ xuân.
  • Về nghệ thuật:
  • Sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc và chân phương
  • Dùng các từ láy, các tính từ, động từ kết hợp nhuần nhuyễn với các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa làm cho bức tranh có hồn, sinh động và tràn trề cảm xúc.
  • Bút pháp lãng mạn
  • Cách ngắt nhịp 3/4 đều đặn
  • Cách gieo vần độc đáo
    => Bài thơ thể hiện rõ phong cách thơ Nguyễn Bính và nét đặc trưng của thơ ca lãng mạn, thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và lòng người khi đất trời sang xuân.
  • Kết bài: Khái quát lại vấn đề

Đề số 3

Đề thi

Đề số 3
Đề số 3
Đề số 3

Hướng dẫn giải

Phần đọc hiểu

Câu 1: B

Câu 2: A

Câu 3: C

Câu 4: C

Câu 5: A

Câu 6: D

Câu 7: C

Câu 8: Những người đố kị thường không muốn nhắc đến thành công của người khác vì họ luôn tồn tại sự ganh tị và khi nghe về sự thành công của người khác khiến họ mang cảm giác tự ti.

Câu 9: Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình. Em đồng ý với quan điểm của tác giả vì:

  • Ghanh tị với người khác khiến bản thân tốn nhiều thời gian để khó chịu, mặc cảm, tự ti.
  • Đố kị khiến con người ngày càng kém cỏi, lãng phí thời gian để hoàn thiện bản thân, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức cần thiết cho sự phát triển của bản thân mình.

Câu 10: Để sống không đố kị ta cần hiểu:

  • Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác.
  • Hãy cạnh tranh lành mạnh. Hãy cố gắng nỗ lực và coi đó là động lực vươn lên. Có như thế, mỗi người mới có thể tự hoàn thiện chính mình, xã hội mới hòa bình, yên ổn.

Phần làm văn

  • Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về hình ảnh của người mẹ trong bài thơ.
  • Thân bài: Triển khai vấn đề cần nghị luận
  • Về nội dung: Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ. Qua hồi ức của ông, hình ảnh của người mẹ chỉ còn là chút kỷ niệm nhạt hòa, đọng lại trong tâm hồn non nớt thơ ngây của đứa trẻ lên mười.
  • Đó là khi mẹ thường mang áo ra phơi để áo thơm mùi nắng sau những ngày đông rét mướt.
  • Hình ảnh người mẹ chưa hiện lên trực tiếp mà chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau lưng giậu. Đó cũng có lẽ là hình ảnh đẹp đẽ nhất, trìu mến thương yêu nhất mà nhà thơ còn lưu giữ, khắc sâu trong tâm trí.
  • Hình ảnh “nét cười đen nháy sau tay áo” gợi hình ảnh người mẹ vừa lấp lánh tỏa sáng, vừa e ấp, kín đáo trong nụ cười tươi tắn, hiền hậu, mang nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.
  • Về nghệ thuật:
  • Sử dụng thể thơ bảy chữ
  • Từ ngữ giản dị, mang màu sắc của làng quê bắc bộ
  • Ngắt nhịp linh hoạt, nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của thể thơ trữ tình.
  • Cách gieo vần độc đáo: vần chân liền và vần chân cách tạo tính nhạc cho bài thơ.
  • Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận.

Trên đây là bộ đề thi học kì 1 lớp 10 môn văn được biên soạn theo chương trình sách mới mà VUIHOC đã tổng hợp lại nhằm mục đích giúp các em có thêm một nguồn tài liệu tham khảo, tự đánh giá năng lực trước khi bước vào kì thi chính thức. Hy vọng với bộ đề thi trên, các em có thể nắm bắt được cấu trúc đề thi và thực hành viết thật tốt.

About The Author