Cập nhật Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Đồng Nai năm học 2023-2024 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đồng Nai 2023

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

  • Từ “Cổ tích” trong hai câu thơ “Cổ tích của cha… là khi cầm lấy bàn tay be bé / Nghe tiếng trống…” được sử dụng theo nghĩa chuyển.
  • Từ “cổ tích” ở đây được hiểu là những điều kì diệu, hạnh phúc.

Câu 2:
Hai biểu hiện cho thấy “con là con thôi” theo mong muốn của cha:

  • Biết chập chững gọi cha, biết bị bô gọi mẹ.
  • Biết khóc khi khổ đau biết cười giòn tan khi mạnh mẽ.

Câu 3:

  • Hình ảnh “giông bão” trong câu thơ “Ngủ đi chiều nay giông bão về cha đã khóa chặt then cửa” được sử dụng với ý nghĩa tu từ. Phép tu từ ẩn dụ.
  • Giông bão ở đây ý chỉ những khó khăn, những thử thách những điều không hay xảy ra trong cuộc đời.

Câu 4:
Học sinh tự trình bày theo quan điểm của bản thân mình. Có lý giải phù hợp.
Gợi ý.

  • Em muốn trở thành một người bình thường, một người được sống cuộc đời của chính mình vui vẻ, bình an.
  • Lý giải: Sau tất cả, được là chính mình, làm chủ cuộc sống của mình khiến cho bản thân mình hạnh phúc có lẽ là điều không chỉ bản thân em mà những người yêu thương em đều mong muốn.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Yêu cầu về mặt hình thức: Đoạn văn khoảng 150 chữ.
Yêu cầu về mặt nội dung:

  • Nêu vấn đề nghị luận: Vai trò của gia đình trước những giông bão có thể đến với con trong cuộc sống.
  • Bàn luận vấn đề:
  • Giông bão là những khó khăn, vất vả mà ta có thể gặp trong cuộc sống. => Trước những khó khăn trong cuộc sống gia đình có vai trò vô cùng quan trọng giúp mỗi cá nhân vượt qua thử thách đó.
  • Vai trò của gia đình.
  • Khi còn nhỏ, gia đình là nơi bảo vệ con trước mọi giông bão.
  • Khi đã trưởng thành, gia đình lại là điểm tựa cho con trước giông bão. Là nơi con quay về sau những bão tố của cuộc đời. Là nơi xoa dịu, ôm ấp con.
  • Gia đình là nơi tiếp thêm động lực để con vượt qua giông bão. Gia đình khiến con có thể đứng dậy sau vấp ngã, mạnh mẽ và kiên cường hơn. … HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.
  • Bàn luận mở rộng:
  • Trân trọng và biết ơn gia đình mình.
  • Không nên quá ỷ lại, dựa dẫm vào sự bao bọc của cha mẹ mà không có gắng phát triển, trau dồi bản thân. … – Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.

Câu 2:

HS lựa chọn 1 đề và làm theo yêu cầu đề
Gợi ý đề 2:

  1. Mở bài:
  • Giới thiệu chung về tác giả Y Phương, tác phẩm Nói với con.
  • Giới thiệu vị trí và nội dung đoạn trích.
  1. Thân bài
  • Những phẩm chất cao quý của người đồng mình:
    “Người đồng mình… … chí lớn
  • Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình” là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương như trong một gia đình. “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ.
  • Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi h/a miền núi cao vừa gợi điều kiện sống khó khăn, vất vả.
    “Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình.
    Lời thơ lẩn quất một nỗi buồn xen lẫn niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người
  • Tác giả khái quát lên vẻ đẹp truyền thống của người miền cao:
    “Người đồng mình.. … làm phong tục”
  • Hình ảnh “người đồng mình”: vóc dáng, hình hài nhỏ bé, “thô sơ da thịt”, họ chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn. Họ dám đương đầu với gian lao, vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tinh hồn.
  • Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương” – xây dựng quê hương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị

About The Author