Mở đoạn nghị luận xã hội áp dụng mọi đề gây ấn tượng cho giám khảo

Văn nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, và đời sống nói chung. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách mở đoạn nghị luận xã hội một cách ấn tượng, nhằm gây chú ý của giám khảo và độc giả. Cùng nhau khám phá nhé!

I. Yêu cầu để có một mở đoạn nghị luận xã hội ấn tượng

  • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
  • Sử dụng mở đoạn gián tiếp để gây ấn tượng (nhớ viết ngắn gọn)
  • Sử dụng nhận định hay câu nói, câu danh ngôn để dẫn dắt vào bài

II. Cách viết mở đoạn chung cho bài NLXH

Mở đoạn = Dẫn dắt + Đặt vấn đề. Mở đoạn cho bài nghị luận xã hội thường có 2 cách: mở đoạn trực tiếp và mở đoạn gián tiếp.

Mở đoạn NLXH trực tiếp

  • Đi thẳng vào vấn đề mà bài yêu cầu. Cách này phổ biến vì đơn giản và tránh việc diễn giải lan man, lạc đề.
  • Sau khi xác định đúng vấn đề, ta trình bày luận điểm của mình.

Ưu điểm: Dễ làm, nhanh, gọn, tránh lạc đề, phù hợp với mọi học sinh
Nhược điểm: Thiếu tính sáng tạo, ít lôi cuốn, thường khô khan, không tạo được ấn tượng

Ví dụ:

  • Trong cuộc sống, mỗi người có quan niệm sống riêng. Có người chỉ sống vì tiền tài danh vọng mà quên đi giá trị đích thực của cuộc sống. Quan niệm sống tốt là sự hài hòa giữa danh vọng, tiền bạc và quan hệ con người với thiên nhiên. Đừng để vật chất chi phối cuộc sống, hãy sống hết mình và làm việc hết mình. (Bài viết của học sinh)

Mở đoạn NLXH gián tiếp

  • Không trực tiếp vào vấn đề ngay từ đầu. Sử dụng nhận định, câu nói hay danh ngôn của người nổi tiếng để dẫn dắt vào đề bài.

Ưu điểm: Hay, dễ gây ấn tượng, làm bài văn trở nên linh hoạt và hấp dẫn.
Nhược điểm: Không phù hợp với những bạn yếu nếu không biết cách dẫn vào, có thể gây lạc đề.

Một số cách mở đoạn gián tiếp:

  • Trích dẫn một câu nói, câu thơ,…
  • Dùng đối tượng đối lập để dẫn dắt

Ví dụ:

  • Nhà văn Pháp Đ.Đi-đơ-rô từng nói: “Nếu không có mục đích, ta không làm được gì cả. Ta cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích không đặc biệt.” Quan niệm này đúng và rất phù hợp với chúng ta. Trong cuộc sống, mỗi người có một lí tưởng sống riêng để tự vươn tới, hoàn thiện và phát triển bản thân. Ai cũng cần tự tạo cho mình một lí tưởng và quyết tâm theo đuổi lí tưởng đó. (Bài viết của học sinh)

III. Công thức mẫu mở đoạn nghị luận xã hội

Về các tư tưởng đạo lí, về ước mơ,…

“Ngước nhìn bầu trời đêm, ta bị hấp dẫn bởi những vì sao tinh tú, tuy nhỏ bé nhưng lại tỏa sáng lấp lánh. Phải chăng con người ta cũng như những vì sao kia, tuy nhỏ bé nhưng mang trong mình ước mơ, những lí tưởng sống lớn?” (trích dẫn đề)

“Có câu nói rằng, ‘Thế giới không phải là thứ phản chiếu trên màn hình mà thế giới là những thứ phản chiếu trong đôi mắt của bạn, ngay cả là bóng tối’. Chính vì thế, bạn cần…” (trích dẫn đề)

IV. Một số mở đoạn nghị luận xã hội tiêu biểu

Đề 1: Vai trò sức mạnh ý chí của con người
Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công mà mỗi con người cần phải rèn luyện chính là ý chí, nghị lực.

Đề 2: Sự cần thiết phải có lòng tự trọng
Lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức mà con người ai cũng cần phải có. Vậy lòng tự trọng là gì?

Đề 3: Vai trò của gia đình đối với con người
Gia đình có vai trò quan trọng trong cuộc sống mỗi con người. Gia đình là sự chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống.

Đề 4: Vai trò của tính tự lập trong cuộc sống
Con người muốn hoàn thiện bản thân thì phải rèn luyện nhiều đức tính quý báu khác nhau. Một trong số những đức tính tốt đẹp mà ta cần có chính là tính tự lập.

Đề 5: Tác hại của thói đố kị
Con người bên cạnh những đức tính tốt vẫn còn tồn tại thói xấu đó là thói đố kị đã để lại nhiều hậu quả trong cuộc sống.

Đề 6: Hậu quả về thói tự cao tự đại trong cuộc sống
Tự cao tự đại là thái độ không nên có ở mọi người. Nó là thái quá tự tin vào bản thân, coi mình là nhất mà không coi người khác ra gì.

Đề 7: Vai trò của lòng dũng cảm trong cuộc sống
Lòng dũng cảm là một đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý của con người. Dù ở đâu, khi làm bất cứ việc gì con người cũng cần đến lòng dũng cảm.

Đề 8: Ý nghĩa của tinh thần lạc quan
Cuộc sống luôn tiềm ẩn nhiều khó khăn và thách thức. Để vượt qua mọi khó khăn, con người cần tinh thần lạc quan.

Đề 9: Tác hại của lối sống vô cảm hiện nay
Tại xã hội hiện nay, con người đang mất đi tình thương để sống với lòng ích kỉ, lạnh lùng và thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Đó chính là thái độ sống vô cảm.

Đề 10: Trình bày suy nghĩ về căn bệnh lười lao động của giới trẻ hiện nay
Lười lao động đã trở thành một căn bệnh trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở giới trẻ. Đây là căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

V. Lưu ý khi mở đoạn nghị luận xã hội

Lưu ý khi viết mở đoạn:

  • Chọn mở đoạn trực tiếp cho học sinh yếu – trung bình – khá.
  • Chỉ sử dụng từ 1-4 câu để mở đoạn, nhưng phải tạo ấn tượng và lôi cuốn.
  • Phần đặt vấn đề dựa vào yêu cầu của đề bài: trích dẫn, vấn đề, câu chuyện, tư tưởng truyền đạt cụ thể…

“Như vậy,…” khuyên/chia sẻ/đưa ra một thực trạng:

Ví dụ, giải thích từ “hòa bình” có thể là: Hòa bình là khi không có mâu thuẫn, khủng bố hay xung đột vũ trang. Hòa bình là khi con người được sống tự do, độc lập và hạnh phúc.

About The Author