Soạn bài Hang Én là một phần quan trọng trong cuốn sách Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức. Bài này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hang Én thông qua các câu hỏi, đáp án và giải thích chi tiết. Với bản quyền thuộc về VnDoc, không được sao chép với mục đích thương mại.

Contents

A. Soạn bài Hang Én: Trước khi đọc

Câu 1: Nhan đề Hang Én gợi cho em liên tưởng gì?

“Nhan đề Hang Én gợi cho em liên tưởng đến một hang động to lớn, có rất nhiều chú chim én sinh sống.”

Câu 2: Tưởng tượng mình là nhà thám hiểm đi khám phá những khu bảo tồn thiên nhiên kì thú. Hãy chia sẻ cảm giác của em về điều đó.

“Tưởng tượng mình là nhà thám hiểm đi khám phá những khu bảo tồn thiên nhiên kì thú, em cảm thấy rất vui vẻ và phấn khích khi sắp được khám phá những điều mới lạ. Đồng thời, em còn cảm thấy tự hào khi được đặt chân đến những nơi tuyệt vời như thế.”

B. Soạn bài Hang Én: Đọc văn bản

Theo dõi trang 115 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

“Việc đi bộ sẽ cho tác giả cơ hội trải nghiệm những điều kì thú của thiên nhiên như thế nào?”
“Theo em, việc đi bộ sẽ giúp tác giả quan sát được kĩ hơn cảnh vật xung quanh, ông có thể dừng lại hay tiến lại gần quan sát bất kì lúc nào. Đồng thời, khi đi bộ, tác giả cũng có thể cảm nhận rõ hơn những gì đang tồn tại xung quanh mình như ánh sáng, làn gió, cây cối… bởi không có gì ngăn cách ông cả.”

C. Soạn bài Hang Én: Trả lời câu hỏi

Câu 1: Nhân vật tôi đã kể về hành trình khám phá Hang Én theo trình tự nào?

“- Nhân vật tôi đã kể về hành trình khám phá Hang Én theo trình tự: thời gian tuyến tính (điều gì xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau).”
“- Kể theo quá trình di chuyển của đoàn thám hiểm (đi xuyên qua rừng nguyên sinh – con dốc Ba Giàn – thung lũng Rào Thương – Hang Én – lòng hang Én – phía sau hang Én)”

Câu 2: Tìm những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én. Những chi tiết này gợi cho em cảm nhận gì về rừng nguyên sinh?

“Những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én là:

  • Dốc Ba Giàn: cao và gập ghềnh, có những cây đổ chắn ngang và vòm dây leo dăng kín. Cây cổ thụ tán cao vút, thân đầy các loại tầm gửi, có phong lan đang nở hoa. Có ốc sên, vắt, nhiều loài côn trùng và chim chóc không biết tên.
  • Thung lũng Rào Thương: trải dài theo tiếng suối róc rách, thảm cỏ, cây cối rậm rạp, lúp xúp. Tiếng chim kêu đủ giọng. Nước suối trong vắt, mát lạnh, thấy đàn cá bơi lội dưới đáy suối. Đàn bướm đủ màu vàng, trắng, xanh đen.
  • Hang Én: không gian trú ẩn đầy đủ nước, không khí, ánh sáng. Cửa trong thấp hẹp. Dải sông ngầm khá rộng, sâu quá thắt lưng. Lòng hang xa tít, được bao bọc bằng 1 quãng sông rộng, nước sâu.
  • Lòng Hang Én: có thể chứa cả trăm người, như cái giếng trời khổng lồ đón khí trời và ánh sáng. Bờ sông cát mịn thoải dần, nước mát lạnh, trong veo, đáy toàn sỏi. Có hàng vạn con chim én hồn nhiên cư trú dày đặc.
  • Phía sau Hang Én: hàng trăm dải đá san hô uốn lượn thành nhiều tầng bậc lớn nhỏ, đọng đầy nước nguồn trong vắt tựa như những thửa ruộng bậc thang. Những dải hóa thạch sò, ốc, san hô bám đầy vách đá. Nhũ đá, mãng đá, ngọc động giăng đầy bên những vách núi, sàn hang.”

Câu 3: Qua bài ký, em hiểu được gì về sự “sống” của đá và cuộc sống của loài én chưa biết “sợ con người”?

“- Sự ‘sống’ của đá: những mãng đá, nhũ đá, ngọc động được hình thành với dáng vẻ vô cùng sống động như có linh hồn riêng, câu chuyện riêng của mình trải qua hàng vạn năm, bởi vậy chúng có một cuộc sống của chính mình như thực sự đang ‘sống’.

  • Cuộc sống của loài én chưa biết ‘sợ con người’: thể hiện sự ngây thơ, đáng yêu và bạo dạn của những chú chim én sống trong hang Én. Đồng thời khắc họa sự nguyên sơ, hoang dã của hang Én và các loài vật sống ở nơi đây – hoàn toàn tự nhiên, chưa từng có sự tác động của nền văn minh con người.”

Câu 4: Hình ảnh nào trong bài thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người đối với tự nhiên?

“Hình ảnh thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người đối với tự nhiên là: ‘Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng…'”

Câu 5: Tâm trạng của du khách khi sống trong không gian hang Én, thiếu thốn các tiện nghi thông thường được miêu tả qua những chi tiết nào?

“Tâm trạng của du khách khi sống trong không gian hang Én, thiếu thốn các tiện nghi thông thường được miêu tả qua các chi tiết sau:

  • Tò mò, luôn so sánh mọi thứ với cuộc sống hiện đại ngoài kia: trần hang đẹp như mái vòm 1 thánh đường, nơi cao nhất tương đương với tòa nhà bốn mươi tầng.
  • Thích thú tận hưởng những điều thú vị của thiên nhiên trong hang: có đủ không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng… một bãi tắm thiên nhiên hoàn hảo, ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quanh sống, ngồi vục nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết…”

Câu 6: Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã có làm cho người đọc khiếp sợ không? Vì sao?

“Không, cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã không khiến người đọc khiếp sợ. Bởi những hình ảnh thiên nhiên được viết lại dưới góc nhìn tò mò, thích thú với điều mới lạ, và cảm giác tận hưởng khoan khoái của tác giả. Điều đó kích thích sự thích thú, tò mò được khám phá của người đọc hơn sự khiếp sợ.”

Câu 7: Có ý kiến cho rằng hành trình khám phá hang Én thích hợp với những người ưa mạo hiểm. Theo em, hành trình này còn đánh thức điều gì ở con người?

“Theo em, hành trình đó còn đánh thức ở con người tình yêu thiên nhiên, tự nhiên. Khát vọng được khám phá và hòa mình vào thế giới tự nhiên xung quanh mình. Từ đó, khơi dậy ước muốn bảo vệ thế giới tự nhiên khỏi sự tàn phá của xã hội hiện đại.”

D. Soạn bài Hang Én: Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về hang Én.

“Cảm nhận của em về Hang Én là một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mang đến cho con người một trải nghiệm kỳ thú và sâu sắc. Những hình ảnh miêu tả về hang Én, những chi tiết về địa hình, cây cối và loài vật đã thôi thúc lòng tò mò và khao khát của em muốn đến đây để chiêm ngưỡng. Đó là một nơi xanh tươi, yên bình và đầy sức sống, nơi mà con người có thể tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ trong lòng tự nhiên của đất nước ta.”

About The Author